Giấy phép lái xe quốc tế

Giấy phép lái xe quốc tế do Đài Loan cấp

Giấy phép lái xe quốc tế là một thẻ nhận dạng cá nhân cho phép người sở hữu nó điều khiển xe cá nhân tại bất kỳ quốc gia nào có công nhận loại giấy phép này. Để được xem là hợp lệ, giấy phép lái xe quốc tế phải được dùng kèm với một giấy phép lái xe hợp lệ.

Giấy phép lái xe quốc tế là một bản dịch giấy phép lái xe của một quốc gia sang nhiều ngôn ngữ khác nhau do chính quốc gia đó cấp. Nó có kích thước hơi lớn hơn một cuốn hộ chiếu, có kèm ảnh và thông tin cá nhân. Thông thường, những người đi đến quốc gia khác trong một thời gian ngắn không cần phải có giấy phép lái xe quốc tế vì giấy phép lái xe của họ đã đủ hợp lệ. [cần dẫn nguồn]

Thông tin giấy phép

Công ước 1968 (chỉnh sửa năm 2011)

Những nội dung chính về giấy phép lái xe được quy định trong Phụ lục 6 (giấy phép lái xe nội địa) và Phụ lục 7 (giấy phép lái xe quốc tế). Bản hiện nay đang có hiệu lực tại các nước tham gia ký kết bắt đầu trễ nhất là vào ngày 29 tháng 3 năm 2011 (Điều 43).

Điều 41 của Công ước mô tả những quy định cho giấy phép lái xe. Những điểm chính bao gồm:

  • người điều khiển phương tiện cơ giới phải có giấy phép lái xe;
  • giấy phép lái xe chỉ được cấp sau khi người lái vượt qua kỳ thi lý thuyết và thực hành, do các quốc gia quy định;
  • Quốc gia ký kết phải công nhận các trường hợp sau được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình:
    • sở hữu giấy phép lái xe nội địa phù hợp với nội dung Phụ lục 6 của Công ước;
    • sở hữu giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với nội dung Phụ lục 7 của Công ước, với điều kiện nó phải được xuất trình cùng lúc với giấy phép lái xe nội địa tương ứng;
  • giấy phép lái xe do Quốc gia ký kết cấp sẽ được thừa nhận tại lãnh thổ của một Quốc gia ký kết khác cho đến lúc người sở hữu thường trú tại lãnh thổ đó;
  • tất cả các quy định trên không áp dụng cho giấy phép học lái;
  • thời gian hợp lệ của bằng lái xe quốc tế là không quá mười năm kể từ ngày cấp, hoặc cho đến khi ngày hết hạn của bằng lái xe nội địa, tùy vào ngày nào đến trước;
  • Các Quốc gia ký kết có quyền từ chối công nhận tính hợp lệ của bằng lái xe của những cá nhân dưới mười tám tuổi, hoặc riêng đối với các loại giấy phép C, D, CE và DE, là dưới hai mươi mốt tuổi;
  • bằng lái xe quốc tế chỉ có thể được cấp bởi Quốc gia ký kết nơi người sở hữu đang thường trú và đã cấp bằng lái xe nội địa hoặc công nhận bằng lái xe do một Quốc gia ký kết khác cấp; bằng này không hợp lệ tại lãnh thổ quốc gia đó.
Phân loại giấy phép theo Công ước 1968 có hiệu lực từ ngày 29 tháng 3 năm 2011[1]
Loại Mô tả Loại Mô tả
A
Xe mô tô
A1
Xe mô tô có dung tích xi lanh không quá 125 cm³ và có công suất không vượt quá 11 kW (xe mô tô nhẹ)
B
Xe ô tô, ngoại trừ những loại xe mô tả trong Loại A, có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 3.500 kg và không có nhiều hơn tám chỗ ngồi không tính ghế ngồi cho tài xế; hoặc phương tiện cơ giới thuộc Loại B có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg; hoặc phương tiện cơ giới thuộc Loại B có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg nhưng không vượt quá khối lượng không tải của phương tiện, và tổng khối lượng tối đa cho phép kể cả thùng kéo không vượt quá 3.500 kg
B1
Xe mô tô ba bánh và bốn bánh
C
Xe ô tô, ngoại trừ những loại xe mô tả trong Loại D, có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg; hoặc xe mô tô thuộc Loại C có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg
C1
Xe ô tô, ngoại trừ những loại xe mô tả trong Loại D, có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg nhưng không vượt quá 7.500 kg; hoặc xe ô tô thuộc Loại C1 có gắn kèm thùng kéo, khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg
D
Xe ô tô dùng để chuyên chở hành khách và có trên 8 chỗ ngồi chưa kể ghế tài xế; hoặc xe ô tô thuộc loại D có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg
D1
Xe ô tô dùng để chuyên chở hành khách và có trên 8 chỗ ngồi chưa kể ghế tài xế nhưng không có quá 16 chỗ ngồi chưa kể ghế tài xế; hoặc xe ô tô thuộc Loại D1 có gắn kèm thùng kéo, khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg
BE
Xe ô tô thuộc Loại B có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg và vượt quá khối lượng không tải của phương tiện; hoặc xe ô tô thuộc Loại B có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg, trong đó tổng khối lượng tối đa cho phép kể cả thùng kéo vượt quá 3.500 kg
CE
Xe ô tô thuộc Loại C có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg
C1E
Xe ô tô thuộc Loại C1 có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg nhưng không vượt quá khối lượng không tải của phương tiện, trong đó tổng khối lượng tối đa cho phép kể cả thùng kéo không vượt quá 12.000 kg
DE
Xe ô tô thuộc Loại D có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg
D1E
Xe ô tô thuộc Loại D1 có kèm thùng kéo, không dùng để chuyên chở người, có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750 kg nhưng không vượt quá khối lượng không tải của phương tiện, trong đó tổng khối lượng tối đa cho phép kể cả thùng kéo không vượt quá 12.000 kg

Công ước 1968 (gốc)

Công ước về Giao thông đường bộ được 72 nước ký kết. Danh sách đầy đủ có thể xem ở cuối mục.

Công ước đã được sửa đổi vào ngày 3 tháng 9 năm 1993 và ngày 28 tháng 3 năm 2006. Có một Thỏa thuận châu Âu bổ sung cho Công ước về Giao thông thường bộ (1968), được thông qua tại Genève, ngày 1 tháng 5 năm 1971.

Đáng chú ý là trước ngày 29 tháng 3 năm 2011 Điều khoản yêu cầu các Quốc gia ký kết phải công nhận quyền lái xe hợp lê trên lãnh thổ của họ đối với:

  • bất kỳ giấy phép lái xe nội địa nào được viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức của Quốc gia đang lưu thông, hoặc, nếu không viết bằng ngôn ngữ như vậy thì phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận;
  • bất kỳ giấy phép lái xe nội địa nào tuân thủ nội dung của Phụ lục 6 của Công ước; và
  • bất kỳ giấy phép lái xe quốc tế nào tuân thủ nội dung của Phụ lục 7 của Công ước.

Trước ngày 29 tháng 3 năm 2011, Phụ lục 6 và Phụ lục 7 có định nghĩa các dạng giấy phép lái xe không giống với định nghĩa sau ngày đó. Các giấy phép lái xe cấp trước ngày 29 tháng 3 năm 2011 phù hợp với định nghĩa cũ của Phụ lục vẫn có hiệu lực cho đến ngày hết hạn (Điều 43).

Các loại giấy phép theo Công ước 1968[1]
Loại Mô tả
A
Xe mô tô
B
Xe ô tô, ngoại trừ các xe thuộc Loại A, có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 3.500 kg và không có nhiều hơn 8 chỗ ngồi không kể ghế tài xế.
C
Xe ô tô dùng để chuyên chở đồ vật và có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg.
D
Xe ô tô dùng để chuyên chở người và có nhiều hơn 8 chỗ ngồi không kể ghế tài xế.
E
Tổng hợp các phương tiện có phương tiện kéo theo thuộc vào một hoặc nhiều loại theo giấy phép lái xe (B và/hoặc C và/hoặc D), nhưng bản thân phương tiện đó thuộc về một hoặc nhiều loại đó.

Công ước 1949

Công ước Genève về Giao thông đường bộ năm 1949 được 95 quốc gia ký kết.[2] Công ước 1949 có mô tả về Giấy phép lái xe và Giấy phép lái xe quốc tế trong Phụ lục 9 và 10. Thụy Sĩ có ký kết nhưng không thực thi Công ước.

Có một Thỏa thuận châu Âu bổ sung cho Công ước về Giao thông thường bộ 1949, cùng với Quy ước về biển báo và tín hiệu đường bộ năm 1949, được thông qua tại Genève ngày 16 tháng 9 năm 1950.

Các loại giấy phép theo Công ước 1949[3]
Loại Mô tả
A
Xe mô tô, có hoăc không có thùng bên hông xe, các loại phương tiện chuyên chở không hợp lệ và xe ô tô ba bánh có khối lượng không tải không vượt quá 400 kg (900 lbs).
B
Xe ô tô dùng để vận chuyển người có tối đa 8 chỗ ngồi chưa kể ghế tài xế, hoặc dùng để vận chuyển hàng hóa và có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 3.500 kg (7.700 lbs). Các phương tiện thuộc loại này có thể gắn kèm với một thùng kéo nhẹ.
C
Xe ô tô dùng để vận chuyển hàng hóa và có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg (7.700 lbs). Các phương tiện thuộc loại này có thể gắn kèm với một thùng kéo nhẹ.
D
Xe ô tô dùng để vận chuyển người và có nhiều hơn 8 chỗ ngồi chưa kể ghế tài xế. Các phương tiện thuộc loại này có thể gắn kèm với một thùng kéo nhẹ.
E
Xe ô tô thuộc loại B, C, hoặc D, như mô tả ở trên, có gắn kèm với một loại khác thuộc phải thùng kéo nhẹ.
  • "khối lượng tối đa cho phép" của phương tiện là khối lượng của phương tiện và tải trọng tối đa của phương tiện khi lưu thông trên đường.
  • "Tải trọng tối đa" có nghĩa là khối lượng của tải trọng cho phép của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký phương tiện.
  • "Thùng kéo nhẹ" là các loại thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg (1.650 lbs).

Công ước 1926

Công ước về Giao thông đường bộ năm 1926 là loại Công ước Giấy phép lái xe quốc tế cũ. Nó chỉ có hiệu lực bắt buộc tại hai nước Iraq và Somalia.[4] Giấy phép lái xe quốc tế theo Công ước 1926 cũng hợp lệ tại Thân vương quốc Liechtenstein và Liên bang México[5] hai nước này cũng không tuân thủ các Công ước mới.[6][7] Liên bang México cũng công nhận[8] Giấy phép lấy xe liên châu Mỹ theo Công ước về Quy định Giao thông Ô tô Liên châu Mỹ 1943.[9] Công ước này cũng có những quy định về giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế trong Điều khoản VI và XIII và Phụ lục B[10] và tạo ra cơ hội khác cho giấy phép lái xe hợp lệ dựa trên hiệp ước giữa các quốc gia có chủ quyền. Điều XIII đoạn 2 ghi ″giấy phép lái xe quốc tế được cấp theo Công ước quốc tế 1926 sẽ được xem là đủ yêu cầu của Điều này" (trong đó định nghĩa các yêu cầu của giấy phép lái xe quốc tế theo Quy định Giao thông Ô tô Liên châu Mỹ 1943). Với các quốc gia đã ký kết Công ước 1926 về Giao thông Cơ giới[11] nhưng không ký kết 1. Công ước Giao thông đường bộ (Công ước Genève về Giao thông đường bộ 1949) (ví dụ như Đức) hoặc 19. Công ước về Giao thông đường bộ (Công ước Viên về Giao thông đường bộ 1968) (Argentina, Chile, Ai Cập, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ireland, Iceland, Cộng hòa Li băng, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Sri Lanka, Syria, Thái Lan và Thành bang Vatican) số lượng quốc gia chấp nhận Giấy phép lái xe quốc tế theo Công ước 1926 còn cao hơn.

Loại giấy phép theo Công ước 1926[12]
Loại Mô tả
A
Xe ô tô có khối lượng cả tải không vượt quá 3.500 kg.
B
Xe ô tô có khối lượng cả tải vượt quá 3.500 kg.
C
Xe mô tô, có hoặc không có thùng xe.

Thời hạn sử dụng

Theo Công ước về Giao thông đường bộ 1949, giấy phép lái xe quốc tế có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, theo Công ước Viên, giấy phép lái xe quốc tế có hiệu lực không quá ba năm kể từ ngày cấp, hoặc đến ngày hết hạn của bằng lái xe nội địa, tùy ngày nào đến trước. Giấy phép lái xe quốc tế không có hiệu lực tại quốc gia được cấp.

Các quốc gia công nhận Giấy phép lái xe quốc tế

Dưới đây là bản đồ các quốc gia công nhận Giấy phép lái xe quốc tế[13]

  Ký kết Công ước 1949
  Không ký kết Công ước 1949; vẫn công nhận Giấy phép lái xe quốc tế
Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Giấy phép lái xe quốc tế

* Không tham gia ký kết Công ước 1949; vẫn công nhận Giấy phép lái xe quốc tế
** Bắt buộc trình diện cảnh sát địa phương và trả phí đăng ký đặc biệt khi sử dụng
*** Phải đổi Giấy phép lái xe quốc tế sang bằng lái nội địa.

Việt Nam

Theo Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 20/8/2015, giấy phép lái xe quốc tế được cấp cho công dân Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna.

Từ ngày 1/10/2015, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế cho những người có nhu cầu.[14]

Nguồn tham khảo

  • Nội dung văn kiện Công ước 1949
  • Hội nghị Liên hiệp quốc về Giao thông đường bộ – Nghị quyết (Viên, 7 – 8 tháng 11 năm 1968) Lưu trữ 2015-03-15 tại Wayback Machine

Ghi chú

  1. ^ a b 1968 Convention on Road Traffic (2006 consolidated version) in English, French, Spanish, Russian, Chinese and Arabic
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ Convention on Road Traffic of 1949
  4. ^ “International Driving Permits”. AutoDriverClub. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ List of contract-party-states in the current version of the german International Driving Permit according to the 1926 Convention on Motor Traffic. (In german language.) Bundesministerium der Justiz und für Verbraucherschutz (Federal Ministry for Justice and Consumer protection of the Federal Republic of Germany). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Status of the 1. Convention on Road Traffic Geneva, ngày 19 tháng 9 năm 1949 Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine. United Nations Treaty Collection. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  7. ^ Status of the 19. Convention on Road Traffic Vienna, ngày 8 tháng 11 năm 1968 Lưu trữ 2014-11-12 tại Wayback Machine. United Nations Treaty Collection. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  8. ^ Countries Recognizing an Inter-American Driving Permit according to the Convention on the Regulation of Inter-American Automotive Traffic 1943. AutoDriverClub. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  9. ^ Convention on the Regulation of Inter-American Automotive Traffic 1943. AutoDriverClub. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  10. ^ Annex B of the Convention on the Regulation of Inter-American Automotive Traffic 1943. AutoDriverClub. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  11. ^ French original text of the 1926 Convention internationale relative à la circulation automobile containig a list of states that form the area of application of the convention (Champ d'application de la convention). Les autorités fédérales de la Confédération suisse (The federal authorities of the Swiss Confederation). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  12. ^ Anlage 8b zu § 25b Absatz 2 der Verordnung über die Zulassung von Personen zum Straßenverkehr [Fahrerlaubnis-Verordnung - FeV] vom 13. Dezember 2010 [BGBl. I S. 1980], die durch Artikel 2 der Verordnung vom 5. November 2013 [BGBl. I S. 3920] geändert worden ist: Muster eines Internationalen Führerscheins nach dem Internationalen Abkommen über Kraftfahrzeugverkehr vom 24. April 1926 Lưu trữ 2014-03-19 tại Wayback Machine. (Appendix 8b to Section 25b Paragraph 2 of the Driving Licence Ordinance [of the Federal Republic of Germany]: Sample of an International Driving Permit according to the International Convention of the 24. April 1926.) (In german language.) Retrieved ngày 19 tháng 3 năm 2014.
  13. ^ “International Driving Permit”. Heathrow, Florida: The American Automobile Association. 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  14. ^ Lần đầu tiên Việt Nam cấp giấy phép lái xe quốc tế, bnews, 30.9.2015

Liên kết ngoài

  • Các yêu cầu về Giấy phép lái xe quốc tế theo Quốc gia — xem tình trạng Giấy phép quốc tế năm 1926 hoặc 1949 và các yêu cầu đặc biệt để sử dụng Giấy phép quốc tế tại mỗi nước (tiếng Anh)
  • Toàn văn Công ước Viên về Giao thông đường bộ năm 1968 (tiếng Anh)]
  • Danh sách các Quốc gia ký kết Công ước về Giao thông đường bộ – Viên, 8 tháng 11 năm 1968
  • Các quốc gia hiện chấp nhận Giấy phép lái xe quốc tế Lưu trữ 2014-11-12 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  • x
  • t
  • s
Luật giao thông
đường bộ
Dừng lại mọi-phía • Luật Đường bộ của Úc • Luật Boulevard • Mã Green Cross • Mã Cao tốc • Di chuyển phạm pháp • Mã Đường bộ của Tân Tây Lan • Qua mặt • Quy tắc Tay Trái và Tay Phải • Quyền-ưu-tiên • Quẹo phải khi đèn đỏ • Luật Đường bộ tại Hong Kong • Luật Đường bộ (Ireland) • Luật dừng chờ xe đưa rước học sinh • Mã giao thông • Công ước Vienna về giao thông đường bộ
Chế tài
Breathalyzer • Tuần tra xa lộ/Cảnh sát tiểu bang • Buộc ngừng xe • Máy quay phim tại đèn đỏ • Kiểm soát giao thông đường bộ • Tòa án giao thông • Máy quay phim công lực giao thông • Cứu hộ giao thông • Ngừng giao thông • Vé phạt giao thông • Cảnh cáo • Lái xe khi say rượu
Giới hạn tốc độ
Đề nghị tốc độ giới hạn • Luật Tốc độ Tối đa Quốc gia • Địa hạt trường học • Chế tài giới hạn tốc độ • Giới hạn tốc độ theo quốc gia • Giới hạn tốc độ theo quốc gia
Phạm luật vi hành
Tài xế bị say (theo quốc gia: Canada • Liên hiệp Anh • Hoa Kỳ) • Điện thoại di động và lái xe • Lái xe thiếu thận trọng • Đua xe ngoài phố • Khoá đuôi • Nhắn tin khi lái xe • Hung thần xe cộ • Lái xe ngược-chiều
Bằng lái
Bằng lái Thương nghiệp • Bằng lái Châu Âu • Bằng cấp tài xế tốt nghiệp • Bằng cấp tốt nghiệp • Giấy phép Lái xe Nội địa Hoa Kỳ • Giấy phép Lái xe Quốc tế • Giấy phép của Học viên Lái xe • Hệ thống thang điểm • Bằng lái theo quốc gia • Danh sách độ tuổi lái xe tối thiểu theo từng quốc gia
Tái phạm
luật giao thông
Hệ thống Thông tin Bằng lái Thương nghiệp • Bằng lái Thỏa thuận • Bằng lái Quy ước • Quy ước Vi phạm Phi-Cư-dân
Bãi đỗ xe
Đậu xe phía-thay-thế (Alternate-side) • Chế tài đậu xe Bất hình sự • Giấy phép đậu xe khuyết tật • Đậu xe kép • Bãi đậu xe lăn • Vi phạm bãi đậu xe • Wheel clamp
An toàn xe cộ
Luật thắt đai an toàn • Thắt đai hoặc nhận Vé phạt
An toàn giao thông
Giờ hành chính của các tài xế (Châu Âu) • Bệnh động kinh và lái xe • Giờ dịch vụ (Hoa Kỳ) • Tuổi già và lái xe • Tài xế mất ngủ