Dạm ngõ

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, đám nói (miền Nam)) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.[1]

Lễ chạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.[2]

Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền.

Thành phần tham gia

  1. Nhà trai: Ba(bố), mẹ, chú rể tương lai, người mối (nếu có). Không nhất thiết phải đi đủ 5-7 người, 3 người vẫn được. Có thể có Ông bà nội, ngoại hoặc chú bác cậu dì bên nội, ngoại.[2]
  2. Nhà gái: Cả gia đình nhà gái(Cha, mẹ, cô dâu tương lai; ông bà nội, ngoại hoặc đại diện nội, ngoại).

Trang phục

Mọi người mặc trang phục lịch sự ăn nói nhẹ nhàng có văn hoá. Không nhất thiết mặc comple và áo dài (vì còn phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa và địa hình, khoảng cách nhà gái...).

Lễ vật của nhà trai

Trầu, cau, chè, thuốc, bánh kẹo, hoa quả (nếu có điều kiện), mỗi thứ đều phải tính chẵn. Lễ này đơn giản, không phải thủ tục rườm rà.[1] Tuy nhiên với mỗi vùng miền khác nhau, thủ tục của lễ vật cũng sẽ có sự thay đổi nhất định.

  • Đối với lễ dạm ngõ ở miền Bắc: các lễ vật chủ yếu bao gồm trầu cau, bánh trái, rượu và trà. Lưu ý rằng các món trong lễ vật này thường được chuẩn bị theo số chẵn, không phải là số lẻ. Điều này là vì số chẵn thường được coi là biểu tượng của sự cân bằng, đồng thời tượng trưng cho việc có sự kết hợp hoàn hảo, đôi đúc.
  • Đối với lễ dạm ngõ ở miền Trung: lễ vật thường không cầu kỳ, chủ yếu bao gồm khay trầu cau và chai rượu được gói trong giấy đỏ. Người miền Trung đặc biệt quan tâm đến việc gói những món ăn truyền thống để làm quà cho gia đình của nhà gái.
  • Đối với lễ dạm ngõ ở miền Nam: Lễ vật trong lễ dạm ngõ của người miền Nam thường bao gồm đĩa trầu cau được trang trí với hình ảnh cánh phượng, cặp rượu, mâm ngũ quả và cặp trà.[3]

Nhà gái

Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc đẹp, trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.

Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho các thủ tục lễ dạm ngõ, nên chuẩn bị một bài phát biểu trong lễ một cách chu đáo nhất có thể.[4]

Tham khảo

  1. ^ a b “Chuẩn bị cho nghi thức dạm ngõ - Ngôi sao”. Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. Truy cập 28 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ a b Phạm Côn Sơn (2006). Dựng vợ gả chồng: hôn lễ và nghi thức. Công ty Văn hóa Hương Trang. Trang 114-117.
  3. ^ “Những điều cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “Dạm ngõ là gì? Thủ tục như thế nào?”. Báo Đắk Nông. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  • x
  • t
  • s
Trước đám cưới
Địa điểm
Trang phục
  • Áo cưới
  • Black tie
  • Boutonnière
  • Contemporary Western wedding dress
  • Garter (stockings)
  • Hwarot
  • Morning dress
  • Tuxedo
  • White tie
  • Áo dài cưới
Hiện vật liên quan
Lễ cưới
Truyền thống
Thức ăn & uống
  • Wedding breakfast
  • Bánh cưới
  • Wedding cake topper
  • Cookie table
  • Groom's cake
  • Hochzeitssuppe
  • Icingtons
  • Jordan almonds
  • Korovai
  • Loving cup
  • Place card
  • Trầu cau
Tôn giáo & văn hóa
  • Anand Karaj
  • Arab wedding
  • Ayie
  • Ayyavazhi marriage
  • Bengali wedding
  • Bengali Hindu wedding
  • Bí tích Hôn phối
  • Brunei Malay wedding
  • Chinese marriage
  • Hindu wedding
  • Islamic marital practices
  • Iyer wedding
  • Jewish wedding
  • Mormon wedding
  • Oriya Hindu wedding
  • Persian marriage
  • Poruwa ceremony
  • Punjabi wedding traditions
  • Quaker wedding
  • Rajput wedding
  • Nasrani wedding
  • Vőfély
  • Zoroastrian wedding
Quốc tịch
  • Vőfély
  • Icelandic weddings
  • Marriage in Pakistan
  • Marriage and wedding customs in the Philippines
  • Russian wedding traditions
  • South Asian wedding
  • Poruwa ceremony
  • Ukrainian wedding traditions
  • Weddings in the United States
  • United Kingdom: Marriage in England and Wales, Marriage in Scotland, History of marriage in Great Britain and Ireland
  • Lễ cưới người Việt
Kỳ nghỉ
Khác
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s