Corynebacterium diphtheriae

Corynebacterium diphtheriae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Bacteria
Ngành (phylum)Actinobacteria
Bộ (ordo)Actinomycetales
Họ (familia)Corynebacteriaceae
Chi (genus)Corynebacterium
Loài (species)C. diphtheriae
Danh pháp hai phần
Corynebacterium diphtheriae
Kruse, 1886

Corynebacterium diphtheriaevi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu. Loài vi khuẩn này cũng được biết đến với cái tên Trực khuẩn Klebs-Löffler, vì được khám phá vào năm 1884 do hai nhà vi khuẩn học người Đức là Edwin Klebs (1834 – 1912) và Friedrich Löffler (1852 – 1915).

Phân loại

C. diphtheriae được chia làm 4 type là: C. diphtheriae mitischodis, C. diphtheriae intermedius, C. diphtheriae gravis, và C. diphtheriae belfanti. Bốn type này khác nhau tương đốii về hình thể và tính chất sinh hóa như khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng và sinh độc tố nhưng giống nhau ở khả năng sinh độc tố.

Chẩn đoán

Trên tiêu bản nhuộm Gram C. diphtheriae bắt màu Gram dương, hình dạng thẳng hoặc hơi cong, hoặc dạnh hình chùy (hai đầu tròn phình to hơn thân) và sắp xếp không nhất định (thông thường có dạng chữ Hán). Khi nhuộm bằng các phương pháp đặc biệt khác như Alberts và Ponder sẽ phát hiện được các hạt di nhiễm sắc trong các vùng cực (còn được gọi là 'Hạt Cực' và những cái tên khác như Hạt Babes Ernst, Volutin,...v.v). Sau đó, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng, có tên huyết thanh Löffler, cho phép vi khuẩn chiếm ưu thế so với các vi sinh vật khác hiện diện trong tiêu bản. Cuối cùng, sử dụng thạch chọn lọc tellurite agar, cho phép loài Corynebacteria (bao gồm C. diphtheriae) sản sinh ra tellurite làm cho khúm lạc biến thành màu nâu và chỉ trong trường hợp có C. diphtheriae, một vòng màu đen xung quanh khuẩn lạc được tạo thành giúp cho việc phân biệt dễ dàng với các sinh vật khác.

Để sản sinh ra độc tố, C. diphtheriae cần một nồng độ thấp kim loại sắt. Khi nồng độ sắt lên quá cao, những phân tử sắt sẽ ngăn chặn aporepressor trên chủng phage beta, mang gen quy định khả năng sản sinh độc tố, khiến cho nó trở thành repressor và chấm dứt quá trình tổng hợp độc tố[1]. Để xác định độc tố của bệnh bạch hầu, người ta dùng phản ứng Elek.

Tính nhạy cảm

Vi khuẩn nhạy cảm với phần lớn các loại kháng sinh, như penicillin, ampicillin, cephalosporin, quinolone, chloramphenicol, tetracycline, cefuroxime và trimethoprim.

Xem thêm

  • Cutaneous diphtheria

Tham khảo

  1. ^ Microbiology: A Human Perspective. Fourth edition. McGraw Hill

Liên kết ngoài

  • CoryneRegNet[liên kết hỏng] - Database of Corynebacterial Transcription Factors and Regulatory Networks
  • x
  • t
  • s
Bệnh nhiễm trùng · Bệnh do vi khuẩn: G+ (chủ yếu là A00–A79, 001–041, 080–109)
Firmicutes/
(low-G+C)
Bacilli
Lactobacillales
(Cat-)
Streptococcus
Alpha hemolytic
optochin susceptible: S. pneumoniae (Pneumococcal infection)
optochin resistant: S. viridans (S. mitis, S. mutans, S. oralis, S. sanguinis, S. sobrinus, milleri group)
Beta hemolytic
A, bacitracin susceptible: S. pyogenes (Scarlet fever, Erysipelas, Rheumatic fever, Streptococcal pharyngitis)
B, bacitracin resistant, CAMP test+: S. agalactiae
Gamma hemolytic
D, BEA+: Streptococcus bovis
Enterococcus
BEA+: Enterococcus faecalis (Urinary tract infection) · Enterococcus faecium
Staphylococcus
Cg+ S. aureus (Staphylococcal scalded skin syndrome, Toxic shock syndrome, MRSA)
Cg- novobiocin susceptible (S. epidermidis· novobiocin resistant (S. saprophyticus)
Bacillus anthracis (Anthrax) · Bacillus cereus (Food poisoning)
Listeria
Clostridia
Clostridium (spore-forming)
motile: Clostridium difficile (Pseudomembranous colitis) · Clostridium botulinum (Botulism· Clostridium tetani (Tetanus)
nonmotile: Clostridium perfringens (Gas gangrene, Clostridial necrotizing enteritis)
Peptostreptococcus (non-spore forming)
Peptostreptococcus magnus
Mollicutes
Mycoplasmataceae
Ureaplasma urealyticum (Ureaplasma infection) · Mycoplasma genitalium · Mycoplasma pneumoniae (Mycoplasma pneumonia)
Anaeroplasmatales
Erysipelothrix rhusiopathiae (Erysipeloid)
Actinobacteria/
(high-G+C)
Actinomycineae
Actinomycetaceae
Actinomyces israelii (Actinomycosis) · Tropheryma whipplei (Whipple's disease)
Propionibacteriaceae
Propionibacterium acnes
Tuberculosis: Ghon focus/Ghon's complex · Pott disease · brain (Meningitis, Rich focus) · cutaneous (Scrofula, Bazin disease, Lupus vulgaris, Prosector's wart) · Miliary · Tuberculous pericarditis
Leprosy
Nontuberculous
R1: M. kansasii · M. marinum

R2: M. gordonae

R3: M. avium complex (MAA, MAP, MAI, Lady Windermere syndrome) · M. ulcerans (Buruli ulcer) · M. haemophilum

R4: M. fortuitum · M. chelonae
Nocardiaceae
Nocardia asteroides/Nocardia brasiliensis (Nocardiosis) · Rhodococcus equi
Corynebacteriaceae
Corynebacterium diphtheriae (Diphtheria) · Corynebacterium minutissimum (Erythrasma) · Corynebacterium jeikeium
Bifidobacteriaceae
Gardnerella vaginalis
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb13338108p (data)
  • LCCN: sh88023241
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q131649
  • Wikispecies: Corynebacterium diphtheriae
  • BacDive: 3153
  • EoL: 973966
  • GBIF: 3225001
  • IRMNG: 11202754
  • ITIS: 960918
  • LPSN: corynebacterium-diphteriae
  • NCBI: 1717
  • NZOR: 61f968e1-b5fd-40b3-a887-a0737a4c160d